j

TIN TỨC

f

ĐIỆN TRUNG KIẾN - NƠI LƯU GIỮ VÀ ĐIỂM NHẤN QUAN TRỌNG TRONG CHUỖI DI SẢN HUẾ

Địa chỉ: 32 Đặng Thái Thân, phường Phú Hậu, thành phố Huế.

Giờ mở cửa: 7h30 - 17h30 các ngày trong tuần

Giá vé tham quan :

- Người lớn & người nước ngoài: 200.000 VND/ vé

- Trẻ em < 1,3m: 40.000 VND/ vé

Điện Kiến Trung còn được biết đến với tên gọi khác là lầu Kiến Trung. Đây là cung điện lộng lẫy bậc nhất triều Nguyễn được lưu giữ cho đến thời điểm này trong khu vực Tử Cấm thành, thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 2/1921, là nơi làm việc của vua Bảo Đại và Khải Định - hai vị vua cuối cùng của thời nhà Nguyễn.

Điện Kiến Trung gần như bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1946. Nhưng với nỗ lực phục hồi của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Phân viện Khoa học Công nghệ xây dựng miền Trung, cung điện này hiện đang trong những bước cuối cùng để hoàn thiện.

Điện Kiến Trung lưu giữ nét đẹp kiến trúc một thời của Tử Cấm thành 2

Sau năm 1946, điện Kiến Trung chỉ còn lại nền móng trong kinh thành Huế

Điện Kiến Trung lưu giữ nét đẹp kiến trúc một thời của Tử Cấm thành 3

Điện Kiến Trung nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 2,7km, mất chưa tới 10 phút di chuyển. Do đó, bạn có thể đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như taxi, bus, xe máy, ô tô… tùy theo nhu cầu và điều kiện cá nhân.

Về lộ trình, từ trung tâm thành phố, Sun Travel sẽ gợi ý bạn đi theo hướng cầu Phú Xuân rồi rẽ trái vào đường Lê Duẩn - rẽ phải vào Cửa Ngăn - đường 23 tháng 8 - Đoàn Thị Điểm. Sau đó lái xe dọc theo đường Cửa Quảng Đức là có mặt tại khu vực Đại Nội của kinh thành Huế - nơi điện Kiến Trung tọa lạc.

Năm 1827, vua Minh Mạng cho khởi công xây dựng lầu Minh Viễn trên mảnh đất mà điện Kiến Trúc tọa lạc hiện thời, với tổng chiều cao khoảng 10.8m. Đến thời vua Tự Đức, công trình này bị phá hủy hoàn toàn.

Vào năm 1919, vua Duy Tân huy động nguồn nhân lực xây dựng lầu Du Cửu nơi đây. Dưới thời vua Khải Định, khu vực lầu Du Cửu được mở rộng để xây dựng cung điện và đặt tên là Kiến Trung. Đây là nơi sinh hoạt chính của vua trong hoàng cung.

Năm 1932, vua Bảo Đại cho cải tạo lại nội thất của cung điện này, đồng thời lắp đặt một số tiện nghi hiện đại từ Tây phương, trong đó có bồn tắm. Sau Cách mạng Tháng Tám, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân cho sự kiện vua Bảo Đại gặp gỡ Phái đoàn Chính phủ lâm thời để họp bàn thoái vị.

Đến năm 1947, do tác động của chiến tranh, cung điện bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn sót lại nền móng làm tiền để cho quá trình phục dựng sau này.

Điện Kiến Trung lưu giữ nét đẹp kiến trúc một thời của Tử Cấm thành 4

Cung điện lộng lẫy này được xây dựng dưới thời vua Khải Định

Điện Kiến Trung lưu giữ nét đẹp kiến trúc một thời của Tử Cấm thành 5

Vào thời vua Bảo Đại, điện Kiến Trung được lắp đặt tiện nghi từ phương Tây

Về vị trí phong thủy, điện Kiến Trung nằm ở điểm cực bắc của trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm thành. Sự giao thoa giữa kiến trúc Phục Hưng của Ý, kiến trúc Pháp và nét đặc trưng trong các công trình cổ Việt Nam mang đến vẻ đẹp vô cùng độc đáo cho cung điện.

Về kiến trúc, phía trước điện Kiến Trung là vườn cảnh, có hệ thống ba cầu thang đắp rồng đẹp mắt dẫn lên thềm điện. Mặt tiền trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu nổi bật.

Tầng chính gồm 13 cửa hiên với gian giữa 5 cửa, các gian hai bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên 2 cửa. Tất cả đều được thiết kế nhô hẳn ra.

Tầng trên của cung điện là gác, có lối kiến trúc tương tự như tầng chính. Trên cùng là mái ngói với hàng lan can trang trí theo phong cách Việt Nam truyền thống.

Điện Kiến Trung lưu giữ nét đẹp kiến trúc một thời của Tử Cấm thành 6

Vẻ đẹp của điện Kiến Trung là sự giao thoa giữa kiến trúc Ý, Pháp và kiến trúc truyền thống Việt Nam

Với ý nghĩa to lớn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, điện Kiến Trung được xem như biểu tượng của vùng đất cố đô. Hãy cùng Sun Travel trải nghiệm tại Cố Đô Huế. Đây hứa hẹn là điểm giúp bạn ngược dòng thời gian, khám phá về nhà Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam và những gì còn sót lại sau nhiều năm tháng thăng trầm tại Tử Cấm thành.