j

TIN TỨC

f

Danh sách 10 món ăn ngon tại Hà Giang

Hà Giang giáp ranh với các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai và Tuyên Quang. Nằm ở vị trí địa đầu tổ quốc, Hà Giang nổi tiếng là vùng đất với khung cảnh thiên nhiên bao la hùng vỹ. Dù đi lại không hề dễ dàng nhưng hàng năm vẫn có hàng ngàn lượt khách ghé thăm Hà Giang.

Du lịch Hà Giang có rất nhiều nơi để khám phá như cao nguyên đá Đồng Văn, sông Nho Quế, hẻm Tu Sản, đèo Mã Pí Lèng, dinh thự họ Vương,... Vì vậy, công ty Sun Travel đã thiết kế các tour như: Tour Hà Giang 4 ngày 3 đêm, tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm với lịch trình hợp lý nhất để quý khách thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của nơi địa đầu Tổ Quốc. Và dưới đây Sun Travel xin recommend cho quý khách 10 món ăn ngon nên thử khi đến Hà Giang nhé!

1. THỊT TRÂU GÁC BẾP

Thịt trâu gác bếp là một phần văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao, bếp củi của người Mông luôn đỏ lửa vào những ngày đông, và phía trên nơi gác bếp của họ thường không thể thiếu món thịt bò, lợn treo khô. Món thịt gác bếp của đồng bào các dân tộc thiểu số tại những tỉnh vùng cao phía bắc nói chung và Hà Giang nói riêng được coi là một đặc sản quý. Nó thường được dùng trong các dịp lễ hội, tiếp khách đến chơi nhà và là thứ du khách thường mua về làm quà.

Khi làm món thịt gác bếp, người dân chọn những miếng bò tươi, chắc thớ như phần bắp, mông. Thịt trâu được làm sạch, nêm nếm cungd 1 số gia vị đặc biệt như mác khén, ớt, tỏi, gừng sả, muối, đường. Sau giã, trộn đều lên để hỗn hợp gia vị sệt lại. Khi chế biến xong, thịt trâu sẽ được treo lên trần gác bếp trong một khoảng thời gian dài để nhuộm mùi khói bếp. Vì thế, món ăn sau khi hoàn thành sẽ là sự kết hợp giữa vị ngon ngọt của thịt, gia vị đậm thơm, hòa lẫn mùi khói bếp thoang thoảng. 

2. THẮNG CỐ

Thắng Cố Hà Giang là 1 món ăn truyền thống của người dân tộc H'Mông ở Hà Giang và Sapa. Món thắng cố được chế biến bằng thịt và nội tạng của ngựa. Tuy nhiên, số lượng ngựa hiện nay không còn nhiều nên họ có xu hướng chuyển sang dùng nội tạng trâu, bò để nấu món này. Thắng cố có nghĩa là canh thịt, bao gồm các loại thịt thường được chế biến như ngựa, trâu, bò, và lợn.

Nội tạng bò sau khi được sơ chế, làm sạch và tẩm ướp bằng 12 thứ gia vị đặc biệt, sẽ được đem ninh nhừ trong vòng một tiếng, tạo nên một nồi thắng cố với hương vị ấn tượng cho du khách. Món ăn này thường được thưởng thức chung với rượu ngô men lá là chuẩn bài. Hương cay nồng của rượu cùng với vị thơm đậm đà của thắng cố tạo nên một hương vị đặc trưng của món ăn Hà Giang này.

3. CƠM LAM BẮC MÊ

Cơm lam Bắc Mê Hà Giang lại có hương vị riêng biệt không nơi nào có được. Món ăn được chế biến từ gạo nếp dẻo thơm, bỏ vào trong ống nứa bịt kín hai đầu bằng lá chuối, nướng trên bếp than hồng. Gạo để nấu cơm lam phải là loại gạo nếp nương dẻo, chắc hạt và có mùi thơm nhẹ đặc trưng của vùng đất này. Bên cạnh đó, nước dùng vo gạo cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Đây cũng là nguyên liệu quyết định mùi vị và hương vị thơm ngon của cơm lam Bắc Mê Hà Giang. Tại đây, nước được người dân lấy từ thượng nguồn để đảm bảo độ trong và ngọt cho món ăn. Tất cả những nguyên liệu tự nhiên, mộc mạc của phố núi đã hòa quyện với nhau tạo nên hương vị đặc trưng của món ngon Hà Giang này.

4. BÁNH TAM GIÁC MẠCH

Bánh tam giác mạch Hà Giang là một món ăn truyền thống độc đáo của vùng cao nguyên núi non tại Hà Giang. Được làm từ hạt của loài hoa mang sắc tím mộng mơ. Bánh có hương thơm nhẹ, mang vị ngọt thanh, xốp xốp, mềm mềm đậm hương vị mộc mạc của núi rừng. Bánh tam giác mạch Hà Giang được làm từ hai thành phần chính: tam giác mạch và gạo nếp. Bánh nổi tiếng vì nguồn nguyên liệu chất lượng từ vùng đất cao nguyên, cùng với sự tài tình trong cách chế biến của người dân Hà Giang. Đây là một biểu tượng văn hóa và ẩm thực độc đáo của vùng núi phía Bắc Việt Nam.

5. CHÁO ẨU TẤU

Cháo ẩu tấu hay còn gọi là cháp đắng là đặc sản truyền thống của vùng núi cao. Ban đầu món này chỉ được biết đến như món cháo giải cảm của đồng bào dân tộc Mông. Sau này, người dân Hà Giang thêm một số gia vị, phụ gia khác, nấu thành món cháo "đặc sản" của xứ sở mờ sương, ăn ngon miệng lạ lùng. Cháo ẩu tấu được chế biến từ ấu tẩu - một loại củ mọc trên núi đá. Sau khi qua các công đoạn chế biến để loại bỏ độc tố có trong củ này, người ta sẽ đem hầm cùng loại gạo nương thơm dẻo và chân giò để tạo thành món ăn độc lạ này. 

Cháo nấu xong mang sắc nâu đậm, nhìn giống bát cháo lòng của người miền xuôi, vị bùi, béo và thơm đặc biệt. Vì là vị thuốc nên đặc trưng của cháo ấu tẩu là vị đắng như tam thất. Tuy nhiên cái đắng hòa cùng miếng ấu tẩu bùi, dẻo, quyện với cái ngọt của nước xương ninh và thơm ngậy của trứng đọng lại thành hương thơm, vị ngọt ngào trong cổ, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn. Vừa giúp bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa các bệnh về xương khớp đây là món ăn để lại nhiều lưu luyến cho khách du lịch

6. PHỞ CHUA HÀ GIANG

Phở chua Hà Giang là món ăn mà ai có niềm đam mê với phở phải thử qua. Là món ăn đã xuất hiện hơn 300 năm tại Trung Quốc và nhiều tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Món ăn này thanh mát, giải nhiệt nên rất được ưa chuộng vào những ngày nắng nóng oi bức. Khác với những tô phở bình thường, bánh phở chua phải được làm riêng và làm theo công thức gia truyền. Sợi phở dai, mềm và trắng muốt không sử dụng hóa chất để tẩy.

Nguyên liệu để chế biến món này khá đa dạng bao gồm: bánh phở, thịt heo chiên, đậu phộng, thịt vịt quay, lạp xương, dưa chuột bào sợi, húng lủi, đu đủ. Trong đó, bánh phở của món phở chua không dùng loại phở khô mà được làm từ gạo nếp xay thành bột và tráng mỏng. Phần quan trọng là về nước dùng chua ngọt, Nước được pha từ giấm gạo, đường, nêm nếm thêm chút gia vị và trộn thêm bột sắn dây tạo độ sánh tạo nên sự hấp dẫn vô cùng cho thực khách...

7. BÁNH CUỐN ĐỒNG VĂN

Là món ăn sáng bình dân được nhiều người yêu thích lựa chọn. Bánh cuốn Đồng Văn được bán ở nhiều nơi. Nhưng khách du lịch thường ghé tới phố cổ Đồng Văn Hà Giang để thưởng thức với mức giá phải chăng. Bánh cuốn Đồng Văn được tráng từ loại bột gạo nương. Mọi người thường lựa chọn những mẻ gạo mẩy hạt, trắng thơm sau đó ngâm qua đêm rồi mang đi xay thành bột mịn. Tiếp đó, bánh sẽ được tráng thành nhiều lớp mỏng có bỏ thêm nhân thịt bằm hay trứng trông vô cùng hấp dẫn. Linh hồn của bánh cuốn Đồng Văn chính là phần nước dùng ăn kèm. Đây cũng chính là sự khác biệt lớn nhất của món bánh cuốn Đồng Văn Hà Giang với những tỉnh thành khác. Nước chấm được chế biến từ xương heo hầm kĩ thêm chút rau thơm, hành lá và giò hoặc chả.

Bánh cuốn thơm mềm, mịn bên trong đầy ắp nhân đậm đà chấm đấm trong bát nước dùng nóng hổi béo ngậy. Nhất định sẽ khiến du khách mê mẩn và nhớ mãi hương vị đặc biệt này. Bánh cuốn Đồng Văn được chế biến quanh năm nhưng chỉ bán vào sáng sớm đến khoảng 12 giờ trưa. Nên du khách hãy thu xếp lịch trình để có thể thưởng thức món ngon này nhé!

8. XÔI NGŨ SẮC HÀ GIANG 

Đây là món ăn truyền thống trong các dịp lễ, Tết của dân tộc Tày nó như một nét văn hóa đặc sặc trong nền ẩm thực đa dạng của mảnh đất địa đầu Tổ Quốc.. Thành phần của xôi chủ đạo từ gạo nếp nương hảo hạng, vừa thơm vừa dẻo. Xôi ngũ sắc hay còn được nhiều người gọi là cơm đen cơm đỏ. Xôi ngũ sắc có 5 màu chính bao gồm trắng, vàng, đỏ, xanh, tím như đại diện cho 5 ngũ hành kim, mộc, hỏa, thủy, thổ. Tất cả màu sắc của xôi để được nhuộm hoàn toàn bằng những cây lá rừng núi tự nhiên. Cụ thể, màu đỏ được dùng gấc nhuộm, mùa xanh từ lá gừng, màu tím bởi lá cơm đen và màu vàng nhuộm từ củ nghệ.

Quá trình nấu xôi ngũ sắc không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo trong từng bước. Đặc biệt khó nhất là ở công đoạn nhuộm màu xôi. Họ phải nhuộm sao để xôi đậm màu và không phai sang những màu khác. Sau đó, người Tày cho gạo ngâm vào chõ gỗ thành cao đồ đến khi chín. Mọi người có thể tìm món ăn đặc sắc này tại các phiên chợ vùng cao. Đặc biệt vào dịp đầu xuân, lễ Tết.

9. THẮNG DỀN

Nếu như người miền xuôi có món chè trôi nước làm ấm bùng vào mùa đông thì tại Hà Giang cũng có một món tương tự chè trôi nước mang tên Thắng Dền. Là một trong những món ăn được chuộng nhất vào đêm đông giá lạnh ở Hà Giang. Bánh Thắng Dền là một món ngọt được làm từ bột gạo, ngon nhất là gạo dẻo Yên Minh thứ nếp nương nổi tiếng với vị dẻo thơm, được nặn thành những hình tròn nhỏ với đủ màu sắc bắt mắt rồi trải đều trên khay. Khi ăn, người dân mới thả từng viên bột vào nồi nước sôi luộc chín.

Khi bánh chín sẽ được vớt ra chan với nước đường hoa mai, gừng, nước cốt dừa và rắc thêm chút đậu phộng rang giã nát. Thắng dền là sự kết hợp  hương vị hài hòa giữa độ dẻo, mềm, bùi thơm của bánh với phần nước ngọt thanh, ấm từ gừng, béo ngậy từ cốt dừa. Đặc biệt, món ăn này luôn được thưởng thức ngay khi còn nóng hổi.

10. PHỞ ĐÁ MAI SƠN HÀ GIANG

Phở đá mai sơn Hà Giang có tên gọi đúng là phở bát đá Maison. Trong tiếng Pháp Maison có nghĩa là ngôi nhà. Tên phở Maison như đánh dấu thời gian ra đời của món ăn này – thời kỳ Pháp thuộc. Bát phở có hương vị đặc trưng, giản dị và mộc mạc. Nước dùng phở ngọt thanh, trong veo không chút váng mỡ được hầm từ xương bò tươi.

Phở đá Maison có cách dùng rất độc đáo. Phục vụ sẽ mang bày lên bàn thực khách gồm một bát đá chứa nước dùng, 1 đĩa bánh phở, 1 đĩa thịt bò tươi thái miếng, 1 đĩa rau thơm gồm hành hoa, rau mùi, húng quế,giá đỗ, … chanh, ớt và một đĩa quẩy chiên giòn. Điểm nhấn chính là phần bát đá nóng luôn giúp nước dùng sôi trong suốt quá trình thưởng thức.

Để có thể giữ được phần nước dùng phở luôn bốc khói nghi ngút. Những chiếc bát đã đã được nhà hàng nung nóng tới 300 độ C. Và nhiệt độ này luôn duy trì trong suốt bữa ăn. Chính vì thế, du khách có thể điều chỉnh được độ tái hoặc chín của thịt bò tùy theo sở thích của mình. Nếu bạn muốn ăn chín hãy nhúng thịt trước phở.

Chúc Quý khách sẽ có 1 tour du lịch Hà Giang thật vui vẻ với những món ăn ngon nhé!