j

TIN TỨC

ĐẠI NỘI HUẾ - DẤU ẤN LỊCH SỬ CỐ ĐỐ

1. Giới thiệu về Đại Nội Huế

Đại Nội Huế nằm tại khu vực trung tâm của thành phố Huế, kế bên dòng sông Hương hiền hoà, thơ mộng. Công trình đồ sộ này là một trong những cụm di tích Cố đô Huế có từ thời nhà Nguyễn, là nơi sinh hoạt và tổ chức các hoạt động của vua triều Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng tại Việt Nam.

2. Giai thoại lịch sử về Đại Nội Huế

Đại Nội Huế được bắt đầu xây dựng từ đầu thế kỉ 19, khu Đại Nội Huế được các chúa lựa chọn làm thủ phủ Đàng Trong từ năm 1687 đến 1774.

Đến thời kì trị vì của vua Quang Trung năm 1788, cố đô Huế được chọn làm nơi trị vì của triều Tây Sơn. Đến thời kì trị vì của vua Gia Long năm 1802, nhà vua đã nhắm chọn vùng đất này là vùng cố đô cho triều đình nhà Nguyễn, mở ra một thời kì trị vì kéo dài 143 năm. Trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Đại Nội Huế chính thức hoàn thành vào năm 1833.

Quần thể cụm di tích bao gồm 2 khu vực chính là Tử Cấm Thành và Hoàng Thành. Trong đó, khu Hoàng Thành bao gồm các công trình: Cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hoà. Khu Tử Cấm Thành bao gồm Tả Vu, Hữu Vu, Đại Cung Môn, Thái Bình Lâu, Điện Cần Chánh…

3. Khám phá kiến trúc đặc sắc của Đại Nội Huế

3.1 Khu vực Hoàng Thành

3.1.1 Cổng Ngọ Môn

Địa điểm đầu tiên du khách phải đi qua khi vào bên trong Đại Nội Huế chính là cổng Ngọ Môn, công trình đồ sộ này là gương mặt đại diện cho kiến trúc Đại Nội khi nhìn từ ngoài vào. Hướng cổng chỉ về phía Nam Kinh Thành, bao gồm có 5 cửa.

Trong đó, khu vực cửa chính là lối vua đi, 2 cổng 2 bên là lối đi của các quan văn, quan võ, còn lại 2 cổng bên ngoài cùng là giành cho binh lính hầu cận vua. Phía trên cùng của cổng là Ngũ Phụng Lầu, được dùng làm nơi diễn ra các hoạt động lễ hội trong triều.

3.2 Điện Thái Hòa

Công trình kiến trúc tinh xảo nằm trong khu Hoàng Thành của Đại Nội Huế, thể hiện cho uy quyền của các vua nhà Nguyễn, là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình tại sân Đại Triều Nghi.

Điện Thái Hoà mang kiến trúc sắc sảo của nghệ thuật cung đình, vật liệu chính được dùng để xây dựng nên điện là gỗ lim, toàn bộ phần mái, các cột trụ đều được điêu khắc hoa văn rồng phượng rất tỉ mỉ. Chính giữa điện là khu vực đặt ngai vàng tôn nghiêm.

3.3 Khu vực Tử Cấm Thành

Đại Cung Môn chính là cửa chính dẫn vào Tử Cấm Thành, được xây dựng vào năm 1933 dưới thời vua Minh Mạng. Công trình đồ sộ này bao gồm 5 gian và 3 cửa, xây dựng hoàn toàn từ gỗ quý.

Khu vực cửa chính dành riêng cho nhà vua đi qua, hai bên là 2 hành lang Tả Vu, Hữu Vu. Bề mặt của Đại Cung Môn được sơn son thếp vàng rất quyền quý và tinh xảo.

3.4 Tả Vu, Hữu vu

Hai toà nhà được xây dựng từ những năm đầu thế kỉ 19, nằm đối diện với điện Cần Chánh. Trong đó, toà Tả Vu xây dựng cho các quan văn, toà Hữu Vu xây dựng cho các quan võ.

Trong lịch sử triều Nguyễn, hai toà nhà này được sử dụng làm nơi chuẩn bị cho buổi thuyết triều của vua, nơi tổ chức các cuộc thi, yến tiệc long trọng.

Hiện nay, toà Tả Vu được dùng làm nơi trưng bày các hiện vật lịch sử, toà Hữu Vu để cho du khách tham quan,chụp ảnh.

3.5. Điện Cần Chánh

Được xây dựng vào năm 1804, đời Gia Long thứ 3, với kết cấu xây dựng hoàn toàn từ gỗ lim quý hiếm, phần khung chạm khắc hoa văn tinh xảo.

Điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều, đón tiếp sứ giả ngoại giao từ các nước, tổ chức các buổi yến tiệc long trọng của triều đình.

3.6 Thái Bình Lâu

Nằm sâu trong Tử Cấm Thành và được xây dựng từ năm 1919 dưới đời trị vì của vua Khải Định. Thái Bình Lâu được trưng dụng làm nơi đọc sách, nghỉ ngơi của vua.

Nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, cây cối, hoa cỏ xum xuê là không gian lý tưởng để nhà vua tìm cảm hứng viết văn, làm thơ và thư giãn.

3.7 Cung Diện Thọ

Được xây dựng dành riêng cho Hoàng Thái Hậu, Thái Hoàng Thái Hậu và những người phụ nữ hầu cận vua.

Khu vực này được thiết kế với diện tích lớn lên tới 17.000m2, bao gồm nhiều công trình kết nối như điện Thọ Ninh, lầu Tịnh Minh…Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Cung Diên Thọ vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc, lịch sử đặc sắc của mình.